Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT.

Go down 
Tác giảThông điệp
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. Empty
Bài gửiTiêu đề: QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT.   QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. EmptyFri Aug 16, 2013 11:08 pm

DẪN NHẬP

Hơn hai ngàn năm trước, trong khi châu Âu còn nằm trong bóng tối của sự man rợ, Hy Lạp đang mở rộng ảnh hưởng chính trị và văn hóa của mình thì Trung Hoa đã là một xã hội tổ chức tương đối có kỷ cương với nếp sinh hoạt văn hóa cao nhất từ trước tới nay. Đó là nhận định được nhiều học giả phương Tây cùng chia sẻ.
Thời Xuân Thu của Trung Hoa kéo dài từ năm 722 tới năm 481 trước công nguyên. Trong tình trạng triền miên tao loạn của Trung Hoa, xuất hiện nhiều triết gia với nhiều lý thuyết khác nhau, được gọi là Bách gia chư tử. Vượt lên trên các triết gia ấy, Lão Tử — cùng Khổng Tử — là hai nhân vật nổi bật nhất. Với cuốn Đạo Đức Kinh, Lão Tử là người đầu tiên tại Trung Hoa đưa ra một quan niệm về vũ trụ. Những lời trong cuốn sách nhỏ ấy của ông thấm sâu vào dân tộc Trung Hoa, làm cốt lõi của văn hóa Trung Hoa, vừa tạo thú sống cho tao nhân quân tử vừa như một tôn giáo cho giới bình dân ngưỡng vọng.
Nền minh triết của Đạo Đức Kinh cũng được khai triển bởi các danh gia tự xem là môn đệ của Lão Tử, về sau trở thành một nền học thuật rồi dần dà biến thành một tôn giáo thần bí. Tại phương Tây, từ khoảng một trăm năm nay, Lão Tử ngày càng có mặt trong phạm vi nghiên cứu của nhiều học giả thuộc bộ môn triết ở các đại học, cho tới các trí thức muốn tìm cho mình một lối suy tư và sống thanh thoát giữa lòng xã hội bị cơ khí hóa và mê thích tiêu thụ. Hơn bao giờ hết xã hội càng văn minh thì con người càng đánh mất chính mình. Sự tranh giành về quyền lợi, vật chất đã làm cho con người ngày càng mất dần những giá trị đạo đức. Quan niệm vô vi của Lão Tử đã trở nên quan trọng cũng như quan niệm vô vi của Phật giáo đã góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Vì thế mà người viết đã chọn đề tài “So sánh tư tưởng vô vi của Lão Tử với tư tưởng vô vi của đạo Phật”.
Về phương pháp nghiên cứu người viết dùng phương pháp phân tích những sự kiện hay thông tin có sẵn mà phân tích chúng để có được một sự đánh giá tài liệu một cách có phê phán. Bên cạnh đó có sử dụng một số phương pháp khác dựa trên mục tiêu nghiên cứu hay hoàn cảnh nghiên cứu để làm sáng tỏ đề tài mong rằng sẽ đóng góp một phần nào làm rõ đề tài này. 

_________________________________
QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. Empty
Bài gửiTiêu đề: NỘI DUNG   QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. EmptySat Aug 17, 2013 5:29 pm

NỘI DUNG

1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VÀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC THỜI XUÂN THU


Thời Xuân Thu (khoảng 770 – 475 tr.CN). Đây là thời kỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến, còn gọi là thời Đông Chu, do Chu Bình Vương dời đô về phía Đông (Lạc Dương, Hà Nam ngày nay). 

1.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ
Đồ sắt phát triển khá phổ biến, kỹ thuật canh tác phát triển. Nền sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Sự phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất ngày càng cao. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế đã có tác động mạnh đến hình thức sở hữu ruộng đất, kết cấu và địa vị kinh tế của các giai tầng trong xã hội. 

1.2. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRỊ
Thời Xuân Thu, mệnh lệnh của Thiên tử nhà Chu không còn được tuân thủ, trật tự lễ nghĩa, kỷ cương xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đồi. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cát cứ đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên. Đây chính là điều kiện lịch sử đòi hỏi giải thể chế độ thị tộc nhà Chu, hình thành xã hội phong kiến; đòi hỏi giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển. Sự biến chuyển sôi động đó của thời đại đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm các “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu của một xã hội tương lai. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia minh tranh” (trăm nhà đua tiếng). Chính trong quá trình ấy đã sản sinh các tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh. 

1.3. ĐẶC ĐIỂM TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
Thứ nhất là nền triết học nhấn mạnh tinh thần nhân văn. Trong tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại, tư tưởng liên quan đến con người như triết học nhân sinh, triết học đạo đức, triết học chính trị, triết học lịch sử phát triển, còn triết học tự nhiên có phần mờ nhạt.
Thứ hai là chính trị đạo đức, các triết gia Trung Hoa đều tập trung vào lĩnh vực luân lý đạo đức, xem việc thực hành đạo đức như là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người, đặt lên vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã hội.
Thứ ba là nhấn mạnh sự hài hoà, thống nhất giữa tự nhiên và xã hội. Các nhà triết học nhấn mạnh sự hài hoà, thống nhất giữa các mặt đối lập, coi trọng tính đồng nhất của các mối liên hệ tương hỗ của các khái niệm, coi việc điều hoà các mâu thuẫn là mục tiêu cuối cùng để giải quyết các vấn đề.
Thứ tư là tư duy trực giác. Đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy triết học cổ, trung đại Trung Hoa là nhận thức trực giác, tức là có trong sự cảm nhận hay thể nghiệm. Cảm nhận tức là đặt mình giữa đối tượng, tiến hành giao tiếp lý trí, ta và vật ăn khớp, khơi dậy linh cảm, quán xuyến nhiều chiều trong chốc lát, từ đó mà nắm bản thể trừu tượng. Phương thức tư duy trực giác đặc biệt coi trọng tác dụng của cái tâm, coi tâm là gốc rễ của nhận thức, “lấy tâm để bao quát vật”.[1]
Chính vì những đặc điểm về kinh tế chính trị và tư tưởng triết học nên đã ảnh hưởng đến tư tưởng vô vi của Lão Tử. 

_________________________________
QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. Empty
Bài gửiTiêu đề: 2. TIỂU SỬ VÀ CUỘC ĐỜI CỦA LÃO TỬ   QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. EmptySat Aug 17, 2013 5:37 pm

2. TIỂU SỬ VÀ CUỘC ĐỜI CỦA LÃO TỬ

2.1. TIỂU SỬ
Lão Tử (
老子) là một nhân vật chính trong Triết học Trung Quốc, sự tồn tại của ông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi. Theo sử ký của Tư Mã Thiên, Lão Tử họ Lý tên Nhĩ, hiệu là Bá Dương, thụy là Đam. Có người nói đó là Thái sử Đạm, Lão Lai Tử. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỷ thứ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỷ thứ 4 TCN, Có người còn đưa thời điểm cụ thể về cuộc đời của Lão Tử, cho rằng ông chào đời rồi tạ thế trong khoảng 580-500 trước công nguyên, cuối thời Xuân Thu. Ông sinh ra ở huyện Khổ (苦縣) nước Sở (), hiện nay là Lộc Ấp (鹿邑) thuộc tỉnh Hà Nam. Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh (道德經) - cuốn sách Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo (Đạo tổ 道祖).[2] 

2.2. CUỘC ĐỜI
Lão Tử đã trở thành một anh hùng văn hoá quan trọng đối với các thế hệ người Trung Quốc tiếp sau. Một số truyền thuyết nói rằng khi sinh ra tóc ông đã bạc trắng, vì ông đã nằm trong bụng mẹ tám hay tám mươi năm, điều này giải thích cho cái tên của ông, có thể được dịch thành "bậc thầy già cả" và "đứa trẻ già".
Theo truyền thống, và một tiểu sử gồm cả trong cuốn sử của Tư Mã Thiên, Lão Tử sống cùng thời với Khổng Tử và sinh trước hay sau vài chục năm. Nếu đúng thế tức là khoảng thời gian thế kỷ thứ sáu trước công nguyên, cùng thời với các triết gia Hy Lạp tiền Socrates như Heraclitus và Pythagoras. Lão Tử là người làm chân giữ sách trong thư viện triều đình nhà Chu. Khổng Tử đã có ý định hay đã tình cờ gặp ông ở Chu, gần nơi hiện nay là Lạc Dương, nơi Khổng Tử định đọc các cuốn sách trong thư viện. Theo những câu chuyện đó, trong nhiều tháng sau đó, Khổng Tử và Lão Tử đã tranh luận về lễ nghi và phép tắc, vốn là những nền tảng của Khổng giáo. Lão Tử phản đối mạnh mẽ những nghi thức mà ông cho là rỗng tuếch. Truyền thuyết Đạo giáo kể rằng những cuộc tranh luận đó có ích cho Khổng Tử nhiều hơn so với những gì có trong thư viện.
Sau này, Lão Tử nhận thấy rằng chính sự của vương quốc đang tan rã và quyết định ra đi. Ông đi về phía Tây trên lưng một con trâu nước qua nước Tần và từ đó biến mất vào sa mạc rộng lớn. Truyền thuyết kể rằng có một người gác cửa tên Doãn Hỷ ở cửa phía tây của ải Hàm Cốc thuyết phục Lão Tử viết lại những hiểu biết của mình trước khi đi vào sa mạc. Cho tới lúc ấy, Lão Tử mới chỉ nói ra các triết thuyết của ông mà thôi, và giống như trường hợp của Jesus, Phật, và Khổng Tử (những cuốn văn tuyển của họ hầu như được hoàn thành bởi các đệ tử). Theo yêu cầu của người lính đó, Lão Tử đã viết để lại cuốn "Đạo Đức Kinh". Nhiều cuốn ghi chép và bức tranh về Lão Tử còn lại đến ngày nay, thường thể hiện ông là một người già hói đầu với một chòm râu trắng hay đen và rất dài; ông thường cưỡi trên lưng một con trâu nước.
Khi ông đã khuất bên kia cửa ải, người đời không còn biết tung tích ông. Khảo chứng của người đời sau cho rằng bài viết về Lão Tử trong Sử ký hẳn do hậu thế thêm vào, còn lời cảm khái của Khổng Tử là do một đạo gia nào đó bịa ra để tôn vinh sư tổ của mình. Như thế, hình ảnh ông thầy già cưỡi trên lưng một con trâu nước đi ra quan ải và con rồng bay liệng trên không cũng chỉ ở trong cõi huyền thoại. Chúng tạo thêm vẻ thần bí mông lung, như hàng trăm câu chuyện khác về hành trạng và hoàn cảnh sáng tác của văn thi sĩ Trung Hoa thời cổ. Nhưng dù gì đi nữa, ngụ ngôn ấy cũng làm nổi bật thêm giá trị tư tưởng, cuộc sống lãng đãng và phong thái phiêu hốt của tác giả và làm hình ảnh của Lão Tử càng thêm huyền thoại. 

3. LÃO TỬ VỚI ĐẠO ĐỨC KINH
Đạo đức kinh là cuốn sách chỉ khoảng 5000 chữ, gồm hai phần. Thượng là Đạo Kinh gồm 37 chương, bàn về Đạo lớn của vũ trụ. Hạ là Đức Kinh gồm 44 chương bàn về Đức. Lão Tử đã viết theo hình thức câu dài ngắn khác nhau, giàu âm điệu và đọc lên nghe như thơ tự do thời nay. Súc tích. Không chấm câu. Không lý luận. Không chứng minh dài dòng. Thể được dùng là cổ văn, một loại văn ngắn gọn, dễ thuộc lòng nhưng không dễ hiểu. Vì thế, nó có vẻ như chỉ gợi ý và bắt người đọc phải ngẫm nghĩ, tưởng tượng, lắng nghe tiếng dội lại từ lòng mình. Và người đọc có rất nhiều cơ hội tiếp nối quá trình sáng tạo, tư duy, cho tác phẩm sinh động, thấm sâu, được triển khai thêm theo mỗi lần đọc.
Ngoại trừ hai vấn đề chính là Đạo và Đức, sách còn trình bày kiến thức sơ lược về binh pháp, thiên văn, dưỡng sinh... Có người dựa vào nội dung, cắt nghĩa rằng mục đích của Lão Tử là truyền thông điệp trị quốc, một loại triết lý chính trị. Có người lại nhấn mạnh tới phẩm chất tâm linh đạo học của nó.
Các bản lưu truyền từ hơn hai ngàn năm nay có khác nhau đôi chút về một số chữ hoặc cách chấm câu. Năm 1973, tại Trường Sa, ngành khảo cổ học tìm thấy một bản bạch thư dưới một mộ cổ đời Hán, trong đó phần Đức Kinh được đem lên trước phần Đạo Kinh. Bản khai quật này có giá trị tham khảo rất lớn vì hơi khác các bản hiện hành. Cho tới nay, Đạo Đức Kinh có tới cả trăm bản dịch ra các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, v.v. Riêng trong tiếng Việt có các bản dịch của Nguyễn Duy Cần, Nghiêm Toản, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Tôn Nhan… 


_________________________________
QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. Empty
Bài gửiTiêu đề: 4. SO SÁNH TƯ TƯỞNG VÔ VI CỦA LÃO TỬ VỚI TƯ TƯỞNG VÔ VI CỦA PHẬT GIÁO   QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. EmptySat Aug 17, 2013 5:46 pm

4. SO SÁNH TƯ TƯỞNG VÔ VI CỦA LÃO TỬ VỚI TƯ TƯỞNG VÔ VI CỦA PHẬT GIÁO

4.1. TƯ TƯỞNG VÔ VI CỦA LÃO TỬ
Khái niệm vô vi trong Đạo Đức kinh thường được hiểu lầm là không nên làm gì cả, nhưng thật ra Lão Tử khuyên rằng làm mà như không làm, và không làm những điều không nên làm. Ông cũng viết rằng nước tuy mềm mại uyển chuyển nhưng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có thể làm lở cả đất đá. Như vậy vô vi có thể ví von với cách hành xử của nước. Quan niệm vô vi của ông được đề cập với nhiều lĩnh vực mà ta sẽ bắt gặp trong Đạo Đức kinh. 

4.1.1. TƯ TƯỞNG VÔ VI ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TRỊ QUỐC
Tương tự như Khổng Tử, Lão Tử sinh trưởng trong giai đoạn chiến tranh triền miên cho nên rất ưu tư về vấn đề quốc trị. Ông thấy là “dân đói vì người trên lấy thuế nhiều cho nên dân đói, dân khó trị vì người trên theo hữu vi cho nên dân khó trị,”.. “thiên hạ nhiều kiêng kỵ thì dân càng nghèo; dân nhiều lợi khí thì quốc gia thêm mờ tối, người càng nhiều xảo thuật thì vật kỳ lạ càng xuất hiện, pháp luật càng sáng tỏ thì trộm cướp càng nhiều.” Và vì nhận xét như vậy cho nên Lão Tử chủ trương rằng người lãnh đạo quốc gia phải áp dụng sách lược vô vi để trở về (phản phục) với đạo hay cái gốc tự nhiên ban đầu thì mới có thể an bang tế thế.
“Phản phục (trở về) là cái động của đạo. “Động mà không động, không động mà động”, yếu mềm là cái dụng của đạo. Ông cho rằng với đường lối vô vi: lo cho dân no ấm, mạnh khỏe và dạy cho dân sống tự nhiên hợp với môi trường chung quanh, không suy nghĩ hay thèm thuồng mỹ vật. Một khi dân được ấm no, không bệnh tật và không ham chuộng của quý vật lạ cũng như không có nhu cầu khoe tài hay ganh đua để được lãnh tụ yêu mến thì dân đã thấm nhuần tinh thần vô vi (không làm); và khi đã theo vô vi rồi thì dẫu có kẻ tài trí, tham lam xách động nhân dân nổi loạn thì họ cũng không làm (vô vi). Như vậy, nếu muốn lòng dân không loạn thì người lãnh tựu của quốc gia phải biết lo cho dân, không đặt ra sưu cao thế nặng, không bóc lột.
Lãnh tụ quốc gia phải biết thương dân, không thể chỉ đặt ra luật lệ và đợi dân làm sai rồi hành hạ, giam cầm, xử trảm. Lãnh tụ quốc gia có nhiệm vụ chỉ bảo nhân dân hướng thiện theo đạo chứ không thể đem cái chết ra hăm dọa nhân dân. Tương tự như con thú khi bị dồn vào chân tường thì cắn lại, nhân dân khi bị bóc lột, khổ sở hết mức thì hết sợ chết; mà khi nhân dân hết sợ chết thì sự dọa nạt của lãnh tụ trở nên vô dụng. Kẻ nào dùng bạo lực để trị quốc thì “hiếm khi không bị thương ở tay”. Thương dân thì phải lo cho dân no ấm, tránh sưu thuế cao và không ép buộc dân phục dịch. Nếu kẻ ở trên sống xa xỉ, thâu sưu thuế cao mà còn bắt dân phục dịch thì nhân dân chỉ có thể chịu đựng đến một mức độ nào đó rồi trở nên loạn bởi vì họ không còn sợ chết nữa. “Thánh nhân vi phúc, bất vi mục” (Thánh nhân vì cái bụng mà không vì con mắt). Lãnh tụ quốc gia không nên đam mê cái bề ngoài xa xỉ mà ngược lại phải biết thương dân, lo cho dân no bụng và tránh những hành động ép dân vào cái thế khinh tử.
Bậc thánh nhân chủ trương trị quốc theo phương pháp vô vi nhằm giảm thiểu phép tắc vốn được đặt ra để áp bức và trừng phạt nhân dân. Lãnh tụ quốc gia theo đạo sẽ hướng dẫn nhân dân noi theo gương của mình, dùng cái thanh liêm của mình để dạy dỗ dân bỏ đi lòng tham dục cũng như các hành động xấu. Dần dần nhân dân trở thành thuần hậu và sống theo tự nhiên, chất phác mà không bị phép tắc chính trị gò bó. Luật lệ hà khắc được đặt ra (hữu vi) nhằm khiến người ta sợ nhưng hiếm khi tiêu diệt hết được các tệ nạn xã hội; trong khi đó đường lối vô vi không dựa trên phép tắc rườm rà lại có thể cảm hóa nhân dân để họ theo con đường thiện hợp với cái đạo của tạo hóa.
Lão Tử không chủ trương dùng pháp luật để trị quốc mà cổ võ cho sách lược đạo trị (vô vi) để vạn vật phát triển tự nhiên (không bày ra phép tắc, xảo thuật để gò ép nhân dân). Theo ông, nếu muốn hướng thiện thì đừng trừng phạt kẻ xấu mà nên dùng tư cách thánh nhân để cảm hóa kẻ xấu.
Chính sách quốc trị cao nhất là đạo trị, rồi mới đến đức trị (nhân trị), và rồi đến pháp chế; chính sách xảo trị (dùng xảo thuật để cầm quyền) là phương pháp thấp nhất vì lãnh tụ không còn được nhân dân tin tưởng nữa mới dùng đến xảo thuật. Lãnh tụ không tin dân cho nên mới bày kế để gò ép dân; dân không tin lãnh tụ cho nên phải đóng kịch sợ sệt hay cung kính để lừa gạt lãnh tụ. Hai bên đều dùng bề ngoài xảo trá để làm bình phong che giấu sự bất tín.
Quốc gia lý tưởng trong nhãn quan của Lão Tử là một quốc gia nhỏ mà trong đó nhân dân sống thuận với thiên nhiên, biết vừa đủ mà không ham biết nhiều, không muốn tư dục, không ganh đua bề ngoài, mà chỉ sống theo đạo vô vi. Trong quốc gia lý tưởng này, người dân sống chất phác, hiền lành, thuần phục với thiên nhiên; bởi vì hài lòng với cuộc sống thiên nhiên, con người không lìa xa nơi sinh trưởng, không có lòng tham để tranh giành quyền lợi. Con người không tranh giành quyền lợi thì thiên hạ không có chiến tranh cho nên quốc gia dẫu có xe cộ, thuyền bè, binh giáp cũng không dùng đến. Khi người dân có đời sống thái hòa gần gũi với thiên nhiên thì lãnh tụ quốc gia có thể “giũ áo, chắp tay, không làm (vô vi)” mà thiên hạ cũng được thái bình.[3] 

_________________________________
QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. Empty
Bài gửiTiêu đề: 4.1.2. TƯ TƯỞNG VÔ VI VỚI TỰ NHIÊN   QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. EmptySat Aug 17, 2013 5:49 pm

4.1.2. TƯ TƯỞNG VÔ VI VỚI TỰ NHIÊN


“Vũ trụ bao la vô cùng tậnNhân sinh tự cổ vốn Vô Thường”
Trong Đạo Đức kinh Lão Tử viết: “vạn vật trong trời đất sanh từ có (hữu), (hữu) có sanh từ không (vô). Hữu vô đều từ thiên đạo”
“Không tức thị Có
Có tức thị Không
Có có, Không không
Không không, Có có
Có rồi lại Không
Không rồi lại Có
Có cũng như không
Không tốt hơn có
Không có mà Có
Có vẫn hơn Không
Có Không, Không Có”
Hữu vô trong thể nghiệm của Lão Tử không có gì bằng nguồn gốc căn bản trước đó của vạn vật 



[4]­. Trong sách Lão Tử viết: “v­­­­­ô, danh, thiên địa chi thỉ; địa, danh vạn vật chi mẫu
5] Lão Tử chương 1
[6] Lão Tử chương 52
[7] Đạo đức kinh, Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Duy Cần

THÍCH PHÁP NHƯ.

_________________________________
QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Sponsored content





QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT.   QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT. Empty

Về Đầu Trang Go down
 
QUAN NIỆM VÔ VI GIỮA LÃO TỬ VÀ ĐẠO PHẬT.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ***Mật tông***
» [Lý giải] Nghiên cứu mối quan hệ giữa bệnh gout và suy thận
» Văn khấn lễ động thổ
» HỌC PHẬT QUẦN NGHI
» Lạy Phật Quan Âm: Minh Hải

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác-
Chuyển đến