Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của Trung quốc Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của Trung quốc

Go down 
Tác giảThông điệp
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của Trung quốc Empty
Bài gửiTiêu đề: Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của Trung quốc   Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của Trung quốc EmptyFri Aug 16, 2013 1:50 pm

Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của Trung quốc
Tác giả: Vân Tùng 

Giáo dục thời cổ đại của Trung quốc, thật ra chủ yếu là giáo dục của Nho gia. Khổng tử chu du các nơi để dạy học, có tất cả 3000 môn đồ, là người tiên phong và sáng lập ra nền giáo dục Nho gia, và ổn định được cơ sở về Nho học. 

Đổng-Trung-Dư nói: “Trong tất cả trăm nhà, thì Nho thuật là độc tôn” điều này đã thừa nhận địa vị tôn sùng chánh thống của Nho học; Từ sau triều đại Tuỳ, Đường, đã mở khoa thi để chọn nhân tài, việc này đã xúc tiến sự phát triển rất lớn cho nền giáo dục Nho gia, từ đó về sau đạt được cực thịnh, ngàn năm cũng không suy yếu.

Mục đích của giáo dục Nho gia là phải học tập và thấm nhuần về tư tưởng của Nho học. Tư tưởng Nho gia của xã hội nhân loại là một thể hệ tư tưởng rất lớn và hoàn thiện, bao gồm hết mọi mặt về lãnh vực tinh thần của xã hội nhân loại, gồm những lý lẽ về “tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ”, cũng bao gồm những triết lý sâu sắc về hàm dưỡng đạo đức, rèn luyện về tiết tháo và tâm tình, kính trọng trời đất, tri thiên đạt mạng, an thân lập mạng vân vân, thể hiện đầy đủ về nhân sinh quan, vũ trụ quan và giá trị quan của người xưa.

Cụ thể mà nói thì tư tưởng của Nho gia bao gồm những mặt về “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, xuống thêm một ít thì lại có những nội dung về “trung, hiếu, dũng, công, liêm, minh, chánh, trực, kiệm, cần”, càng xuống phía dưới thì càng phức tạp, lập nên tiêu chuẩn làm người của xã hội nhân loại, cũng như tiêu chuẩn về giá trị và đạo đức.

Thật ra, trung tâm tư tưởng của Nho gia là “nhân, lễ”, đây là giá trị quan trọng nhất. Có nhân thì có nghĩa, không có lễ thì không có tín, không có tín thì không thể đứng vững, như thế thì mọi việc đều hỏng cả. Như thế thì “nhân, nghĩa, lễ, trí tín cũng vậy, “trung, hiếu, công, liêm, minh” cũng vậy, đều là bắt nguồn từ chân trong pháp lý của vũ trụ là “chân, thiện, nhẫn”, đều là pháp lý căn bản của vũ trụ là “chân, thiện, nhẫn”, là sự thể hiện của thế gian pháp ở trong tầng thứ này của xã hội nhân loại.

Truyền thống văn hóa cổ đại tuy là “thích, đạo, nho” tam giáo đỉnh lập, hổ trợ cho nhau, nhưng 2 nhà Thích và Đạo đều giảng về xuất thế, mà Nho gia lại giảng về nhập thế, nên nó gần gũi với xã hội thế tục hơn, vì thế mà sự ảnh hưởng của nó lại càng lớn hơn.

Giáo dục của Nho gia thời cổ đại có rất nhiều thành tựu, không ngừng vì quốc gia mà đào tạo nhân tài, vì xã hội mà bồi dưỡng ra rất nhiều tinh anh, có sự cống hiến rất lớn cho sự ổn định và phồn vinh của xã hội, và sự phát triển của sự nghiệp kinh tế và văn hóa. Nếu không có nền giáo dục Nho gia của thời cổ đại Trung quốc, thì không có sự phong lưu văn sái của thời Đại-Đường, không có sự ung dung hoa quí của thời Nhị-Tống, không có sự tráng lệ muôn vẻ của thời Minh và Thanh, càng không có sự sáng lạng huy hoàng của văn hóa truyền thống Trung quốc.


Tác dụng trực tiếp nhất của giáo dục cổ đại Trung quốc, là bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia. Thời kỳ Hán và Tần tuy rằng chưa có khoa cử, nhưng cần phải được đề cử, phải cần có huyết thống và môn hộ, mà những con em của những hào môn đại tộc này, đều trải qua sự giáo dục hoàn hảo, không có học vấn thì sẽ không được đề cử.

Sau thời Tùy, Đường thì mở khoa thi để chọn nhân tài, “học mà giỏi thì có thể làm quan”, tạo nên cơ hội cho những con em của giới bình dân, rất nhiều con em của giới bình dân có phẩm hạnh và học vấn giỏi có cơ hội để trở thành quan lại. 

Giáo dục cổ đại của Trung quốc đã cung cấp cho quốc gia không ít những nhân tài rường cột, các triều đại đều có những danh thần xuất hiện, lưu danh sử xanh.
Chính vì giáo dục cổ đại luôn luôn không ngừng mà đào tạo nhân tài cho quốc gia, mới có thể duy trì sự vận hành bình thường của chính vụ quốc gia, và sự phát triển ổn định của xã hội. 

Thứ đến cũng bồi dưỡng được số lượng lớn lực lượng trung kiên cho xã hội, tuy rằng chi có số ít kẻ may mắn được đậu khoa cử, được lên cửa rồng, nhưng những người học hành cũng không phải là người vô dụng, họ đều có những địa vị cao hơn ở trong xã hội, người có học thức thông thường đều được sự kinh trọng của xã hội.

Họ có thể là nhân sĩ của một khu vực, mở trường dạy học, làm phụ tá cho quan lại, thầy thuốc, nghệ thuật gia, đều phát huy được cái tác dụng quan trọng về mọi mặt của sinh hoạt xã hội, là lực lượng trung kiên của sự ổn định xã hội.

Tác dụng gián tiếp của nền giáo dục cổ đại của Trung quốc, là giáo hóa cho dân chúng, người có học có nhiều ảnh hưởng hơn trong xã hội, tư tưởng, hành vi và tiêu chuẩn của họ, ngấm ngầm sẽ ảnh hưởng đến xã hội, tạo ra cái quan niệm giá trị chính yếu của xã hội, đã phát huy được sự ảnh hưởng không thể đo lường được, đối với việc duy trì đạo đức nhân loại, duy trì sự vận hành bình thường của xã hội.

Giáo dục cổ đại của Trung quốc rất có đặc sắc. Sách giáo khoa của nó ngàn năm không thay đổi, đó là những kinh điển của Nho gia, lời nói của thánh nhân, “Tứ thư Ngũ kinh, Kinh sử tử tập”. Cho dù triều đại có thay đổi như thế nào, sự học đều là mang nội dung như thế này. Không giống như xã hội ngày nay, sách giáo khoa là có thể tùy ý mà sữa đổi.


Xã hội có thể thay đổi, triều đại có thể thay thế, nhưng lý lẽ là không thể thay đổi, như vậy mới đảm bảo sự thừa kế và phát triển nguyên vẹn của nền tư tưởng của Nho gia. 

Nho sinh của thời cổ đại Trung quốc, dù ở triều đại nào, đều phải tiếp thu nền giáo dục Nho gia chính thống, những điều phải học tập đều là đạo lý của thánh hiền.
Những điều này đều là phần tinh túy nhất của truyền thống văn hóa Trung quốc, có những nội hàm cực kỳ phong phú, học sinh từ nhỏ đã phải tiếp thu sự giáo dục như vậy, dĩ nhiên là có lợi rất nhiều. con nít vào thời kỳ đó, vừa mới đi học thì đã học những lời của thánh nhân, “Đại học” “Trung dung”, “Luận ngữ”, “Thi kinh”, người người đều thuộc lòng.


Nhưng những thứ phổ cập này trong nền giáo dục cổ đại, thì rất nhiều sinh viên đại học hiện nay, kể cả một số nghiên cứu sinh, lại xem mà không hiểu, không biết trong đó nói chuyện gì, như đọc những quyển sách của trời. Nền giáo dục cổ đại của Trung quốc, đòi hỏi phải “đọc sách để biết lý lẽ”, “hiểu sách để mà thống triệt về lý lẽ” không những phải học về tri thức, mà điều chủ yếu nhất là phải hiểu rõ về những lý lẽ về cách làm người và làm việc, những lý lẽ này sẽ chỉ đạo cho mình suốt đời, thông qua sự lãnh ngộ và thực hành của mình, sẽ trở thành học thức thật sự để mình có thể lập công và lập nghiệp. So sánh 2 nền giáo dục cổ đại và ngày nay của Trung quốc, thật ra là một trời một vực.


Giáo dục thời cổ đại của Trung quốc, gồm có dân lập và công lập, còn gọi là công học và tư học. Dân lập chủ yếu là chỉ về tư thục, một số vị tú-tài thi rớt, mở khoa giảng học, dạy học và dạy đồ đệ. Mở lớp dạy học trở thành con đường quan trọng của những người học hành, vừa giải quyết được sinh kế, lại có thể bồi dưỡng nhân tài, lại càng xúc tiến sự phát triển của nền giáo dục.

Xã hội thời cổ đại của Trung quốc có truyền thống tôn sư trọng giáo, sư đạo tôn nghiêm, ‘Thiên, địa, quân, thần, sư’, phải thực thi ‘Nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ’, cho nên người có học thức đều muốn làm nghề thầy giáo. Nếu mà học sinh của mình đỗ đạt khoa cử, được lên cửa rồng, thì thầy giáo sẽ được nổi tiếng, có thể vinh hạnh suốt đời.


Công lập chủ yếu là thư viện (trường học), có một số thư viện tuy rằng do dân lập, nhưng đều có bối cảnh của quan phủ, đều được sự hổ trợ và tài trợ của quan phủ. Thư viện là nơi để cho học trò học tập sâu rộng hơn, là nơi bồi dưỡng nhân tài cao cấp, chỉ có những học trò có chí hướng về khoa cử, mới có cơ hội vào thư viện học tập.

Thư viện chỉ có ở các tỉnh và thành phố lớn, những thư viện tương đối nổi tiếng của lịch sử cổ đại Trung quốc gồm có Tung-dương thư viện, Bạch-vân-động thư viện, Nhạc-lộc thư viện, Tùy-dương thư viện, Tượng-sơn thư viện, Đông-lâm thư viện vân vân. Thư viện là nơi thực thi giáo dục tinh anh, có bầu không khí học tập nồng hậu và tiêu chuẩn học thuật rất cao.


Những ‘sơn trưởng’ chấp chưởng thư viện, đều là ‘thái đẩu’ của giới học thuật, đều là những danh lưu đại nho đức cao vọng trọng. Nhờ sự kết hợp giữa dân lập và công lập, kết hợp sự giáo dục phổ cập và nâng cao, đã hình thành được một thể chế giáo dục hoàn thiện cho nền giáo dục cổ đại của Trung quốc, có thể vì xã hội và quốc gia mà bồi dưỡng và cung cấp những nhân tài khác nhau.


Phương pháp giáo dục của thời cổ đại Trung quốc cũng rất có đặc sắc, bởi vì giáo dục lúc đó chia thành kinh học, mông học, bán kinh và bán mông mấy loại. Mông học cũng là giáo dục khởi mông (mới bắt đầu học), lúc khởi mông, thầy giáo chỉ dạy học, mà không giảng giải. Thầy giáo đọc từng chữ từng câu, học sinh đọc theo từng chữ từng câu, cho đến khi học được thuộc lòng.


Trong quá trình này, hầu như là thầy giáo không bao giờ giảng giải, nhưng nho sinh thời ấy, bất cứ một ai đều có thể đọc thuộc lòng hàng trăm ngàn từ. Phương pháp dạy học theo cách này xem ra như là ngu xuẩn, thật ra là rất hữu hiệu, cũng rất có lý lẽ.

Thứ nhất là có thể rèn luyện tính tình cho con trẻ, phải có thái độ học tập đoan chính, đó là lúc chánh tâm thành ý. Thứ nhì là thông qua sự giáo dục cường hóa này, có thể ghi nhớ sâu vào trong óc những lời của thánh nhân, suốt đời cũng không thể quên được, có thể khiến cho học sinh được lợi suốt đời. Thông qua cái giai đoạn này, có thể lập nên cái nền tảng vững chắc cho sự học tập chuyên sâu hơn về sau.


Thầy giáo không giảng giải còn có 1 cái nguyên nhân, bởi vì những lời nói này của thánh nhân, còn có triết lý và nội hàm thâm sâu, không thể giải thích trong vài ba câu nói, có giảng đi nữa cũng chưa chắc là hiểu được. Học sinh phải dùng thời gian cả đời để mà thể hội và tiêu hóa, thực hành và lãnh hội, dung hợp quán thông. Nhưng lời giải thích không thích hợp, trái lại còn có thể hướng dẫn sai lầm, đưa học sinh vào đường sai lầm. Vì thế, đối với những kinh điển của Nho gia, lúc khởi mông là không giảng giải, đó là truyền thống.



Kinh học là thầy giáo vừa dạy học, vừa giảng giải, giữa thầy và trò có thể thảo luận tự do. Lúc đó học sinh đã trải qua một thời gian học tập, đã có một căn bản vững chắc và một mức học thức nhất định, có thể tiến hành sự thảo luận và giao lưu học thuật. Học sinh có thể nêu ra câu hỏi, thầy giáo có thể giải thích rõ ràng cho học sinh. Từ sau thời nhà Tống nổi lên nền lý-học, nó là được phát triển qua việc thảo luận và giao lưu học thuật giữa thầy và trò.


Bán kinh và bán mông là nằm ở giữa 2 loại nêu trên, thầy giáo có thể giảng giải có giới hạn cho học sinh. Kinh học cũng tốt, mông học cũng tốt, sự tu nghiệp của học sinh cùng với mức độ học thức của thầy giáo là có quan hệ rất lớn.

Giáo dục thời cổ đại của Trung quốc rất chú trọng việc giáo dục khởi phát, cũng như sự lãnh ngộ và thể hội của học sinh, chỉ cần học sinh thật sự lãnh ngộ và nắm vững, mới được xem là đã thật sự nhập môn và học đến nơi.


Có một số người nhận định rằng, giáo dục thời cổ đại của Trung quốc, buộc phải học thuộc lòng, thì quá khô khan và buồn chán, thật ra là không phải như vậy, đó là cách lý giải phiến diện. Học tập là cần phải cố gằng, phải trải qua một quá trình chịu khổ, chỉ có cố gắng mới có thu hoạch, đó là lý của trời. Giáo dục thời cổ đại đòi hỏi phải tuần tự mà tiến lên, học thức của học sinh phải kết hợp với sự tu dưỡng của bản thân, trong quá trình nâng cao học thức, cũng là quá trình nâng cao sự tu hành của bản thân.


Thật ra nền giáo dục thời cổ đại của Trung quốc không khô khan, mà là rất thú vị. Bởi vì học sinh ngoài việc phải học tập những kinh điển của Nho gia, còn phải tốn nhiều thời gian và sức lực để mà học tập thi, từ, ca, phú, học tập thư pháp (cách viết chữ), học tập cầm, kỳ, thi, họa vân vân, những việc này đem lại cho học sinh rất nhiều sự thích thú.


Giáo dục thời cố đại có rất nhiều phương pháp cường hóa huấn luyện đối với học sinh, ví dụ như khởi mông về thanh luật, làm câu đối, là thi từ, viết văn, còn phải học về cầm kỳ thư họa vân vân. 

Hầu như mỗi ngày đều phải tiến hành sự huấn luyện như vậy, học tập trong sự lạc thú. Việc này gây được nhiều sự bổ ích cho việc nâng cao trí thông minh của học sinh, huấn luyện năng lực tư duy và trình độ viết văn của học sinh, kích thích được sức sáng tạo và dục vọng sáng tác, trau dồi tính tình và tư tưởng cho học sinh.

Nền giáo dục thời cổ đại của Trung quốc, có rất nhiều truyền thống ưu tú, thật là đáng cho chúng ta noi gương và học tập cho nền giáo dục của chúng ta hôm nay và tương lai.




Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của Trung quốc 1017544_145622782306575_1258576386_n


_________________________________
Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của Trung quốc Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
 
Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của Trung quốc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đạo Giáo Giáo Phái
» Bảy Đại Triết Gia Trung Quốc Đời Chu - Tần
» Tinh Hoa Trí Tuệ
» Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc
» “Chuột” trong cuộc sống của người Trung Quốc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Thảo Luận-
Chuyển đến